Hộp số của ô tô là bộ phận có nhiệm vụ thay đổi tỷ số truyền giữa động cơ và cầu trục. Hộp số trên ô tô hiện nay có rất nhiều loại. Hôm nay hãy cùng Trung tâm dạy nghề sửa chữa ô tô VATC tìm hiểu hộp số vô cấp CVT là gì? Nó có những ưu điểm / nhược điểm gì? Và so sánh sự khác biệt giữa hộp số CVT với các hộp số AT và MT như thế nào ? xem ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu loại hộp số CVT vô cấp này nhé.
Hộp số CVT (Continuously Variable Transmission) là gì?
CVT là viết tắt của Continuously Variable Transmission, có nghĩa là Hệ thống truyền động biến thiên vô cấp. Hiện nay, có rất nhiều xe ô tô đời mới được trang bị loại hộp số này. Điển hình như các hãng xe lâu đời trên thế giới như: Honda, Nissan, Audi …, và gần đây 1 hãng đến từ Việt Nam cũng dùng loại này là VinFast Fadil.
Trên thị trường xe hơi Việt Nam, những chiếc xe được trang bị hộp số vô cấp CVT đã có từ rất lâu. Bắt đầu với Mitsubishi Lancer Gala. Cho đến ngày nay, CVT đã được ứng dụng rộng rãi hơn rất nhiều, từ các dòng xe bình dân cho đến xe sang. Điển hình có Honda City, Toyota Corolla, Toyota Vios, VinFast Fadil.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hộp số vô cấp CVT.
Cấu tạo hộp số CVT vô cấp:
- Hộp số vô cấp CVT được chia làm 3 phần giống như các hộp số khác bao gồm:
- Hộp số vô cấp CVT hoạt động dựa hoàn toàn vào hệ thống dây đai truyền và luôn đảm bảo có đủ 3 bộ phận chính. Bao gồm các bộ phận:
- Hệ thống ròng rọc (puly) bao gồm puli đầu ra dẫn đến bánh xe
- Đai truyền động làm bằng kim loại hoặc cao su chịu lực cao,
- Puli đầu vào gắn với trục động cơ.
- Đặc thù của hộp số CVT là không có các cấp số nên việc vận hành đơn giản hơn nhiều so với hộp số có cả hệ thống “bánh răng, ly hợp, phanh”.
- Theo nhà sản xuất, hộ số CVT có bộ xử lý và các cảm biến có chức năng giám sát và điều khiển. Tuy nhiên, 3 yếu tố chính trên mới là yếu tố quyết định đến hoạt động của CVT.
- Cụ thể thì cả cả hai puli đầu vào/ra được tạo thành từ hai khối hình nón có góc nghiêng 20 độ và đặt đối diện nhau.
- Bên trong rãnh giữa hai hình nón này là một rãnh gai và khoảng cách giữa chúng có thể thay đổi được.
Nguyên lý vận hành hộp số vô cấp CVT:
- Khi hai khối tách ra, dây đai chìm sâu hơn vào rãnh và bán kính của dây đai quấn quanh puli giảm xuống.
- Ngược lại, khi hai hình khối đứng gần nhau, bán kính của dây đai sẽ tăng lên. Để tạo ra lực cần thiết để thay đổi bán kính giữa hai hình nón, hộp số CVT có thể sử dụng lò xo hoặc áp suất thủy lực.
- Hệ thống puli với các đai có đường kính thay đổi thường được ghép nối với nhau. Còn đối với puli đầu ra (puli bị động), nó được nối với puli đầu vào và truyền momen quay cho trục động cơ dẫn đến bánh xe. Puli đầu vào (puli chủ động) sẽ được nối trực tiếp với trục động cơ, nhận điện trực tiếp từ động cơ và đi vào hộp số.
- Khoảng cách giữa trục của Puli và điểm quấn đai được gọi là bán kính quay, và tỉ số giữa bán kính vòng quay của ròng rọc dẫn động với bán kính vòng quay của ròng rọc bị động xác định “số” của hộp giảm tốc. .
- Bán kính của hệ thống ròng rọc thay đổi sẽ làm cho tỷ số truyền thay đổi liên tục. Do đó, hộp số CVT có thể được áp dụng cho bất kỳ động cơ nào, hoạt động ở bất kỳ thời điểm nào và ở bất kỳ tốc độ nào
Bạn có thể xem video trên kênh Youtube của trung tâm VATC về nguyên lý vận hành của động cơ CVT vô cấp tại đây:
Nhược điểm và Ưu điểm của hộp số vô cấp CVT
Nhược điểm của hộp số CVT
Hộp số vô cấp CVT được nhận xét là không mang đến cảm giác lái không được chân thật khi chuyển số, do CVT không chịu được momen xoắn cao. Và chúng còn có những khuyết điểm:
- Tỷ số truyền biến thiên liên tục khá chậm nên khả năng bứt phá tăng tốc kém hơn các loại hộp số khác.
- Khi truyền tải ở công suất lớn có thể xảy ra hiện tượng trượt băng tải.
- Dây đai của hộp số CVT cũng có khả năng bị trượt và kéo giãn, làm giảm hiệu suất khi hoạt động
Ưu điểm của hộp số CVT
Ngoài giá thành rẻ hơn so với các loại hộp số khác, công việc sửa chữa đơn giản và chi phí sửa chữa thấp. Hộp số vô cấp CVT có thêm những ưu điểm sau:
- Cho cảm giác lái êm ái, mượt mà, loại bỏ hoàn toàn hiện tượng rung lắc khi sang số với dải tỷ số truyền liên tục biến thiên.
- Giảm tiếng ồn từ động cơ.
- Tiết kiệm nhiên liệu và giảm lượng khí thải ra môi trường do động cơ luôn chạy ở vòng tua tối ưu
- Giảm thất thoát lực so với hộp số tự động.
- Thích ứng tốt trong quá trình thay đổi trạng thái như tăng / giảm ga, tốc độ nên không còn tình trạng “đuối” khi xe giảm tốc. Đặc biệt là lên dốc.
- Cấu tạo động cơ đơn giản, nhẹ, gọn, vận hành đơn giản, ít gặp sự cố khi sử dụng.
Qua những thông tin mà trung tâm VATC cung cấp ở trên có thể thấy, mỗi loại hộp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Từ đó cung cấp cho các anh em có cái nhìn tổng thể về hộp số vô cấp CVT. Hãy theo dõi trang của Trung tâm VATC để đón đọc những kiến thức mới về ngành kỹ thuật ô tô bạn nhé.
Nguồn: oto.edu.vn
Bên cạnh đó, Trung Tâm VATC còn có các khóa học về động cơ, hộp số. Các bạn có thể tham khảo chi tiết dưới đây: