Học trực tuyến: Tổng hợp kiến thức buổi số 8 – Hệ thống điều khiển động cơ diesel điện tử P2

buổi học trực tuyến số 9

BƠM CAO ÁP ĐỘNG CƠ DIESEL

các loại bơm cao áp

PHÂN LOẠI BƠM CAO ÁP ĐỘNG CƠ DIESEL

Việc phân loại bơm cao áp theo đặc điểm kết cấu chung thường chia thành 5 nhóm lớn:

  • Bơm cao áp vạn năng
  • Bơm cao áp phân phối
  • Bơm cao áp vòi phun kết hợp
  • Bơm cao áp dành riêng cho từng xy lanh
  • Bơm cao áp trên hệ thống nhiên liệu điều khiển điện tử

Phân loại theo phương pháp điều chỉnh nhiên liệu

  • Bơm cao áp không thay đổi hành trình pit tông
  • Bơm cao áp có thay đổi hành trình pit tông

Theo phương pháp điều khiển

  • Điều khiển cơ khí
  • Điện – cơ khí
  • Thủy lực
  • Điện tử

BƠM CAO ÁP PHÂN PHỐI (VE)

bơm cao áp ve

Bơm cao áp phân phối được chia ra thành rất nhiều loại khác nhau:

  • Kiểu dùng bộ đôi: Plunger đảm nhận nhiều vai trò vừa chuyển động tịnh tiến vừa bơm nhiên liệu và quay để phân phối
  • Kiểu Roto: Phân phối cho các xy lanh nằm trong roto chuyển động tịnh tiến bơm nhiên liệu
  • Kiểu điều chỉnh thời điểm cắt nhiên liệu
  • Điều chỉnh bằng tiết lưu đường nạp
  • Thay đổi hành trình Plunger
  • Bơm cao áp điều chỉnh độ nâng van.

Bơm cao áp phân phối có kích thước nhỏ gọn hơn rất nhiều có khả năng phân phối nhiên liệu cho các xi lanh đồng đều và tính toán chính xác về thời điểm phun và lượng phun. Nhưng nhược điểm mà nó còn tồn tại là có cấu tạo phức tạp thay thế bảo dưỡng khá tốn kém.

HỆ THỐNG TURBO TĂNG ÁP 

hệ thống turbo

CHỨC NĂNG CỦA TURBO TĂNG ÁP

Turbo tăng áp nó là một thiết bị được hoạt động bởi chính luồng khí thải của động cơ, giúp làm gia tăng sức mạnh của động cơ bằng việc bơm thêm không khí vào các buồng đốt.

Nhiên liệu bị đốt cháy không chỉ bị bó hẹp bởi chính lượng nhiên liệu được phun vào mà nó còn được tác động bởi lượng không phí đi vào để pha trộn với lượng nhiên liệu đó.

Lượng không khí đi vào bên trong khoang khí nạp với một áp suất cao hơn sẽ giúp nhiên liệu được đốt cháy nhiều hơn, từ đó làm gia tăng hiệu suất.

CẤU TẠO CỦA TURBO TĂNG ÁP

Bộ tăng áp gồm 2 chi tiết máy có hình dạng như 2 “vỏ ốc sên” được hàn chặt vào nhau, phía trong mỗi “vỏ ốc sên” có 1 cánh quạt được gọi là máy nén (Turbin) và một trục có trách nhiệm nối “chết” 2 cánh quạt này với nhau.

Bộ tăng áp được lắp trực tiếp ở cửa xả động cơ để lợi dụng luồng khí xả làm quay Turbin số 1, Turbin số 2 sẽ quay theo và nén không khí sạch đưa qua cổ hút vào lại buồng đốt.

Ngoài ra,Turbin 2 quay tạo ra luồng gió xoáy giúp trộn đều hỗn hợp không khí với xăng tạo điều kiện chu kỳ nổ diễn ra tốt hơn.

Tốc độ quay của Turbin đến 30.000 vòng/phút ở tốc độ không tải và có thể tăng lên 80.000 – 100.000 vòng/phút khi người lái nhấn ga, ngoài ra nó còn nhận trực tiếp khí xả nên nhiệt độ tỏa ra từ bộ tăng áp là cực kỳ nóng, nó gây giãn nở không khí trong khoang máy làm giảm hiệu năng tăng áp (không khí lạnh sẽ chứa nhiều ô xi hơn).

Vì vậy, các nhà chế tạo lắp thêm một lưới tản nhiệt dành riêng cho bộ tăng áp để giảm nhiệt độ không khí trước khi vào buồng đốt.

Do được lắp trên đường xả nên hệ thống Turbo sẽ tạo ra một áp suất ngược lên buồng đốt, vì vậy hệ thống cần thêm 1 van xả nhỏ để  “tổng” lượng hơi dư thừa nếu không có cửa xả này động cơ sẽ phát nổ khi áp suất vượt ngưỡng.

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TURBO TĂNG ÁP

nguyên lý turbo

Đối với động cơ nạp khí tự nhiên, trong quá trình đốt cháy nhiên liệu, khoảng 40% nhiệt năng sinh ra từ khí xả bị thải ra bầu khí quyển một cách lãng phí. Hệ thống tăng áp được thiết kế để sử dụng nguồn năng lượng khí xã này nhằm tằng lượng khí nạp vào xy-lanh động cơ.

Bộ tăng áp có thể làm tối ưu hóa nguồn năng lượng từ khí xả để dẫn động tua-bin quay máy tăng áp thông qua trục dẫn động.

Turbocharger sẽ cung cấp lượng khí nạp với áp xuất cao vào xy-lanh động cơ làm tăng quá trình đốt cháy nhiên liệu được tốt hơn so với động cơ đốt trong không dùng turbocharger.

Turbo tăng áp hoạt động theo nguyên lý: Các turbo là hệ thống sinh áp lực. Khi Turbo hoạt động khí nén được ép vào bên trong động cơ. Lợi ích của việc này là không khí được nén ép vào trong xy lanh nhiều hơn, đồng nghĩa với việc nhiên liệu được đưa vào động cơ nhiều hơn. Do vậy, mỗi kỳ nổ của xy lanh lại sinh ra nhiều công suất hơn.

Với những động cơ được trang bị thêm turbo tăng áp chúng sẽ sản sinh ra công suất lớn hơn so với những động cơ không được trang bị thêm turbo tăng táp.

Dựa trên nguyên lý hoạt động của turbo, để làm trục turbo quay thì turbo sẽ sử dụng dòng lưu lượng khí xả tự động từ đó làm tăng khả năng nạp khí vào buồng đốt.

BẮT BỆNH CỦA HỆ THỐNG TURBO TĂNG ÁP 

BẮT BỆNH HỆ THỐNG TĂNG ÁP

TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN KỸ THUẬT Ô TÔ VIỆT NAM 

Địa chỉ: số 50 đường 12, P.Tam Bình, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Điện thoại tư vấn : 0945.71.17.17 – 0944.135.339 – 0967.135.339

Website sách: autobook.vn

Website khóa học online: vast.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *